您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Famalicao vs Vitoria Guimaraes, 03h30 ngày 9/2: Ca khúc khải hoàn
NEWS2025-02-12 15:07:11【Thời sự】8人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 08/02/2025 06:26 Bồ Đào Nh diễn biến chính arsenal gặp man utddiễn biến chính arsenal gặp man utd、、
很赞哦!(5)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Torino vs Genoa, 2h45 ngày 9/2: Điểm tựa sân nhà
- Chủ nhân giải Nobel tự hào khi học trò sa thải CEO OpenAI
- Thà lấy chồng già còn hơn!
- Nhiều ôtô mới sắp ra mắt tại Việt Nam tháng 10
- Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Western United, 13h00 ngày 9/2: Trái đắng sân nhà
- Ghép đôi thần tốc tập 13: Bạn gái ép rửa bát, bóp chân cho mẹ… nam tài xế 'bỏ của chạy lấy người'
- Những đứa bé “mồ côi” sau bản án ly hôn
- Tổng thống đắc cử Trump cảnh báo rút Mỹ khỏi NATO
- Nhận định, soi kèo Antalyaspor vs Istanbul Basaksehir, 22h59 ngày 9/2: Sa lầy
- Hậu Giang hướng dẫn dân đang ở TP.HCM cách đăng ký về quê tránh dịch
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Como vs Juventus, 2h45 ngày 8/2
Devika đứng trước bàn thờ cha mẹ. “Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là liệu tôi có thể yêu chúng như bố mẹ mình hay không” – Devika nói.
“Tôi sẽ kiếm được tiền, tôi có niềm tin vào bản thân. Em gái tôi cũng sẽ kiếm được tiền, tôi có niềm tin vào con bé. Chúng tôi có thể giải quyết được vấn đề tiền bạc, nhưng sự vắng mặt của cha mẹ là một khoảng trống rất lớn khó có thể lấp đầy. Làm thế nào chúng tôi có thể lấp đầy được khoảng trống ấy?”
Sáu chị em nhà Devika nằm trong số ít nhất 577 đứa trẻ Ấn Độ mất cả cha lẫn mẹ vì Covid-19 tính từ 1/4 đến 25/5, khi Ấn Độ phải chống đỡ làn sóng bùng lên lần thứ 2 của đại dịch, số liệu của chính phủ cho biết. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ cho rằng, có thể còn hàng nghìn đứa trẻ khác chưa được thống kê do khó khăn trong việc theo dấu những đứa trẻ đã mất cha mẹ.
Các nhân viên xã hội lo lắng rằng những đứa trẻ này rất dễ rơi vào tay của những kẻ buôn người hoặc sống cuộc đời lang thang nếu bị bỏ rơi.
Sáu chị em Devika ăn sáng. Chỉ vài tháng trước, cuộc sống của Devika và gia đình hoàn toàn khác. Devika đang tập trung vào việc học để lấy bằng cử nhân giáo dục, thỉnh thoảng rảnh rỗi cô có đi dạy.
Cha cô là một thầy tu theo đạo Hindu ở một ngôi đền và thường tới nhà mọi người để làm lễ. Ông nhất quyết muốn đi làm ngay cả khi các ca dương tính tăng cao ở thủ đô. Mẹ cô chủ yếu ở nhà chăm sóc con cái, thỉnh thoảng giúp đỡ việc ở đền.
Cuối tháng 4, khi Ấn Độ báo cáo hơn 350.000 ca bệnh mỗi ngày, khiến các bệnh viện quá tải và nguồn cung cấp oxy cạn kiệt, bà mẹ 38 tuổi của Devika thông báo một tin đáng ngại: bà bị sốt.
Devika cố gắng cách ly lũ trẻ nhưng đã quá muộn. Cả gia đình, bao gồm người cha 53 tuổi, đều lên cơn sốt. Mặc dù bọn trẻ chưa bao giờ được xét nghiệm Covid-19 nhưng mẹ của Devika sau đó đã có kết quả dương tính.
Bọn trẻ phục hồi nhanh nhưng tình trạng của bà mẹ thì xấu đi. Sau khi tới 3 bệnh viện trong 1 đêm, cuối cùng Devika cũng tìm được một bệnh viện ở thành phố gần đó nhận bệnh nhân, mặc dù họ không có oxy hay quạt.
“Chúng tôi quá bất lực. Chúng tôi đã làm bất cứ điều gì có thể làm nhưng đều thất bại”.
Cũng trong thời gian đó, cha cô nhập viện ở Delhi. Khi mẹ cô qua đời vào ngày 29/4, Devika không đủ can đảm để nói với ông. Bố cô từng nói rất nhiều lần một câu này với vợ mình: “Không có em, chẳng có niềm vui nào trong cuộc sống này”.
Bố mẹ Devika - những người đều đã qua đời vì Covid-19 Devika nhớ lại khoảnh khắc thi thể của mẹ cô được đưa đến bệnh viện Delhi, nơi cha cô đang được điều trị, để ông có thể nhìn thấy vợ lần cuối trước khi bà được hoả táng.
“Ông ấy cụp mắt xuống và không nói gì”.
Sau đó, cô nghĩ rằng ông đã mất động lực sống. Chỉ 1 tuần sau, vào ngày 7/5, ông cũng qua đời.
“Chúng tôi thực sự nghĩ rằng ông muốn đi cùng mẹ. Cha tôi rất yêu mẹ. Bây giờ họ đã được ở bên nhau” - Devika vừa nói vừa khóc.
Sau khi cha mẹ qua đời, Devika sợ rằng chính quyền sẽ mang các em đi. Cô gọi đến một đường dây nóng chăm sóc trẻ em của chính phủ để xin lời khuyên. Họ nói rằng cô là người giám hộ chính và việc phải làm là do cô quyết định.
Vài tuần trôi qua thật mờ mịt. Devika phải vay nợ để trả tiền điều trị cho bố mẹ và giờ số tiền đó đang giúp 6 chị em cô tiếp tục sống. Cô vừa phải chăm sóc các em, vừa học ở trường, vừa đi làm thêm. Họ cũng nhận được một số đồ ăn khô từ các tổ chức phi chính phủ.
Devika vẫn chưa có thời gian để đối diện với nỗi đau buồn, cô muốn mạnh mẽ để các em nhìn vào.
“Nhiều chuyện xảy ra đến mức nước mắt không thể chảy” - cô nói.
Devika chải đầu cho em gái. Đăng Dương(Theo CNN)
Covid-19 càn quét, hàng loạt trẻ con ở Ấn Độ bỗng dưng mồ côi
Đại dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng ở Ấn Độ khiến nước này xuất hiện tình trạng trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
">Cô giáo 23 tuổi phải chăm 5 em ruột, không có thời gian đau buồn
Kiểu ghen có một không hai ở Hà Nội
"Em đã suy nghĩ chưa? Mình lấy nhau em nhé! Tối nay anh muốn nghe em trả lời". Đây là lần thứ 4 trong thời gian 6 năm hai người yêu nhau, Đạt gửi cho Yến lời đề nghị này.
Có thể là Yến đồng ý, nhưng, cũng có thể, giống như 3 lần trước, Yến lại đưa ra một lý do nào đó để từ chối Đạt. Chẳng phải là Yến không yêu Đạt, anh nghĩ vậy, mà là do Yến quá cầu toàn. Yến luôn muốn mọi thứ phải hoàn hảo rồi hai người mới ở bên nhau.
Yến lớn lên ở vùng quê nghèo khó. Mẹ mất sớm, phải bươn chải thay cha đi làm xa chăm lo cho đàn em. Yến vốn thông minh nhưng cũng vì gánh nặng gia đình mà cô phải từ bỏ nhiều cơ hội tốt đến với mình. Năm Yến nhận giấy báo trúng tuyển đại học thì bố bệnh nặng, nếu đi học thì đàn em bơ vơ, thế là Yến đành gác lại ước mơ vào giảng đường...
Phải mất nhiều năm sau, Yến mới nối lại được ước mơ dang dở của mình nhưng trong lòng Yến đã trĩu nặng nỗi ám ảnh về cái nghèo. Yến không muốn những đứa con tương lai của mình phải khổ sở vì bố mẹ chúng không có tiền lo cho chúng một cuộc sống đủ đầy.
Cách đây 6 năm, Đạt đã bắt đầu câu chuyện tình yêu đẹp với Yến trong hoàn cảnh ấy. Không phải Đạt yêu Yến vì hình thức bên ngoài mà vì anh cảm mến nghị lực, ý chí của Yến. Những lần cùng Yến về thăm nhà, Đạt luôn tự nhủ, sẽ cố gắng hết sức để sau này bù đắp cho cô.
Không giống như Yến, Đạt là trai thành phố. Gia đình anh không giàu có nhưng cũng không đến mức quá khó khăn. Chuyện tình cảm của Đạt và Yến được gia đình anh ủng hộ, hết lòng vun vén. Mẹ Đạt còn muốn hai đứa kết hôn sớm vì tuổi Yến cũng không còn trẻ. Thêm nữa bố mẹ Đạt còn khỏe có thể đỡ đần ít nhiều cho hai vợ chồng. Ngôi nhà Đạt ở cùng bố mẹ nằm ở quận trung tâm thành phố được sửa sang lại dành hẳn tầng 3 cho cặp vợ chồng tương lai. Đạt thấy vậy là ổn.
Tiếc là Yến không nghĩ thế. Cô vẫn muốn mọi thứ phải trọn vẹn hơn. Đợi tới khi Yến tốt nghiệp đại học, Đạt nói lời cầu hôn Yến. Sau một hồi bối rối, cuối cùng, Yến mới thổ lộ suy nghĩ thật của mình. Rằng Yến muốn tìm được việc làm ổn định rồi mới làm đám cưới. Đạt thấy mong muốn ấy cũng là hợp lẽ. Vì vậy, Đạt đồng ý đợi Yến thêm một thời gian nữa.
"Quãng thời gian" mà Đạt phải đợi ấy hóa ra dài hơn anh nghĩ. Lần thứ hai anh cầu hôn, Yến lại xin anh chờ thêm một thời gian để cô học cao học. Cô nói, ngày trước vì cái nghèo mà Yến không được học nhiều. Giờ, cô muốn tranh thủ lúc còn độc thân để học. Và cô cũng muốn các con sau này sẽ tự hào vì bố mẹ chúng đều có học thức. Hai năm Yến học cao học là 2 năm Đạt kéo dài nỗi nhớ, nỗi khát khao có một tổ ấm gia đình. Nhưng, tình cảm giữa Đạt và Yến vẫn mặn nồng. Chỉ là, điểm dừng chân mà cô và Đạt chọn không trùng khớp với nhau.
Rồi lần thứ 3, Yến tha thiết mong Đạt tạm hoãn lời cầu hôn cho tới khi hai đứa kiếm đủ tiền mua nhà. Yến nghĩ rằng, vợ chồng phải có việc làm, có một cơ ngơi đầy đủ. Yến không muốn sống dựa vào gia đình của Đạt.
6 năm yêu nhau nhưng anh không dám tự tin nói rằng, anh chưa từng nghĩ tới việc sẽ dừng lại. Thời gian đôi khi cũng khiến anh mệt mỏi và nhàm chán trong mối quan hệ chưa đi đến hồi kết.
Lần cuối cùng này, Đạt quyết định sẽ tìm câu trả lời cho rõ ràng. 8 giờ tối, anh đến quán cà phê quen thuộc. Yến đã ở đó, gương mặt có vẻ mệt mỏi sau một ngày làm việc. Yến đang nhìn ra cửa, ánh mắt xa xăm. Yến liệu có nghĩ đến cuộc tình của hai đứa…
- Yến, mình lấy nhau đi! Sẽ chẳng có một đáp án chung hoàn hảo nào cho những cuộc tình. Vấn đề là chúng mình thấy có cần đến với nhau hay không?
- Em luôn yêu anh và muốn ở bên anh đến trọn đời. Nhưng, em không muốn các con sau này sẽ khổ. Em muốn chuẩn bị cho các con một nền tảng thật tốt.
- Sau khi kết hôn, anh và các con, cả bố mẹ anh, gia đình em cũng sẽ cùng lo lắng với em. Hôn nhân là ở đó, hai người cùng chia sẻ niềm vui lẫn nỗi buồn, thuận lợi và cả khó khăn chứ không phải đợi đến khi mọi thứ đều thuận lợi. Em xem, ngoài kia, có biết bao nhiêu người vẫn cưới nhau, vẫn đến với nhau dù dịch giã, dù thiên tai. Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, dù em có lo lắng đến thế nào…
Trong lòng Đạt đã quyết định, sẽ không nói thêm lời cầu hôn nào với Yến nữa. Đạt cũng muốn Yến phải biết anh cần có điểm dừng.
Để cho Yến có thời gian suy nghĩ, Đạt đứng lên về trước. Dù vẫn cồn lên câu hỏi, liệu Yến sẽ trả lời như thế nào. Nhưng anh thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn nhiều.
Đạt về tới nhà thì điện thoại của anh báo có tin nhắn. Là Yến.
"Vâng, chúng mình cưới nhau anh nhé! Kết hôn rồi, anh và em cùng cố gắng. Em không muốn lạc mất anh".
Theo Phụ Nữ Việt Nam
Lặng người vì câu nói lạnh nhạt ẩn chứa giông bão của người dưng
Nhìn người dưng vừa bối rối vừa có vẻ cuống, bình thường Thy sẽ phá lên cười và thêm dầu vào lửa, nhưng nay Thy lại thấy có chút gì đó như cảm động...
">Lời cầu hôn cuối cùng
Nhận định, soi kèo Saint
Nhà em có 2 vợ chồng, chồng thì không ăn mít, nên em định để quả bé nhất 2 vợ chồng ăn, quả vừa cho ông bà nội, vì ông bà nội có 2 người, ăn cũng chả hết là bao.
Quả 12kg em định cho ông bà ngoại vì nhà ông bà ngoại 6 người, ăn quả to là đủ. Em nói với chồng em ý định của em, cứ ngỡ chồng sẽ ok, thì chồng em lại cau mày và nói "cái gì ngon nhất mày cũng định vun vén cho nhà mày cả, để bố mẹ tao với tao ăn của không ngon, của thải ra. Lấy chồng rồi nhà chồng phải là nhất, ngon nhất, tốt nhất thì cho nhà nội còn nhà ngoại có cũng được mà không có cũng phải chịu.
Rồi nó bảo em mang cho ông bà nội quả to nhất, quả vừa để ăn, còn quả bé cho ông bà ngoại. Em thấy chồng nói vậy cũng chẳng thèm nói lại, em mang cả 3 quả cho ông bà nội rồi mua quả 17kg cho bố mẹ em luôn.
Tử tế với bố mẹ em thì em tử tế lại, chứ cái kiểu đó thì em cũng không cần. Em mua hẳn quả to, tròn về luôn cho mà thấy, em cũng nói luôn, từ nay mà còn cái tính kiểu đấy thì em để cho mà ăn cả em mua cho bố mẹ em cái khác...".
Bài viết của cô vợ sau khi đăng trên một hội nhóm facebook đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Đa phần cho rằng đã là bố mẹ thì bên nào chẳng như bên nào, phân biệt gì nội ngoại, miễn là có lòng, ít nhiều đều đáng quý.
Cách phân chia như cô vợ là hợp lý và thấu đáo, còn chỉ xem trọng nhà nội, xem nhẹ nhà ngoại như anh chồng dễ khiến vợ tủi thân.
"Bạn mang cả chồng cả mít về cho ông bà nội, mít để ông bà ăn lấy sức mà dạy lại con", "Qua quả mít biết được tính cách của một con người, bạn xử lý đúng lắm", "Vợ sai lè ra còn bênh, phải mang chồng qua nhà nội còn 3 quả mít mang về nhà bố mẹ mình ăn", "Góp ý chị nên gói luôn cả ông chồng với ba quả mít rồi gửi thẳng đến nhà nội"... là những lời bình luận hài hước có ý chê trách ông chồng cư dân mạng để lại cho chủ thớt.
Lấy phải một ông chồng "đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành", để ý chuyện nhỏ nhặt như ông chồng được nhắc đến trong bài có thể là điều khiến rất nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi.
Phụ nữ đi lấy chồng đa phần cảm thấy rất thương bố mẹ đẻ ở nhà, những người sinh ra mình, nuôi mình từ tấm bé, tới khi mình lớn lại đi lấy chồng, để bố mẹ ở lại nhà. Tâm lý của họ là thương bố mẹ tuổi già, cảm thấy nuối tiếc vì chưa báo hiếu được gì nhiều, cho nên lòng họ luôn canh cánh nghĩ về bố mẹ.
Những người chồng tâm lý, thương vợ cần hiểu được vợ ở điểm này, đối xử tốt với bố mẹ vợ để cô ấy được yên lòng hơn. Còn gặp phải người chồng so đo tính toán, đòi phần hơn cho gia đình mình từng chút một trước gia đình vợ dễ khiến vợ có cảm giác mình đã lấy nhầm chồng, và sự ấm ức khiến họ không còn muốn dồn tâm ý cho bên nhà chồng nữa.
Theo Dân Trí
Bố mẹ ly thân, con tôi có được hưởng tài sản của nhà nội?
Tôi lập gia đình đã hơn 20 năm, vợ chồng tôi kinh tế cũng đủ ăn. Vì mẹ tôi già yếu và tôi là con một nên lấy nhau xong, vợ chồng tôi về ở với mẹ tôi.
">Chồng so đo với nhà ngoại từ quả mít
Nói "hình như" là vì cậu ấy chưa có bằng chứng rõ ràng, chỉ là thấy vợ cậu ấy có vẻ như đang có một tình cảm khác ngoài chồng ngoài vợ.
Tôi hỏi:
- Cậu nói không có bằng chứng, sao lại nghĩ vợ cậu ngoại tình?
- Vì mình thấy cô ấy khác trước đây. Vợ mình rất hiền, cũng rất chịu khó. Cô ấy làm tốt việc công ty, đảm đang cả việc nhà. Mình không động tay động chân việc gì thì cô ấy cũng tự mình làm được hết. Trước đây cô ấy cũng thỉnh thoảng than phiền, nhưng gần đây thì không. Cô ấy mua nhiều quần áo hơn, chăm chút vẻ bề ngoài hơn. Đôi lúc mình thấy cô ấy vừa bấm điện thoại vừa tủm tỉm cười, nhưng mình lại gần thì lại vội tắt màn hình đi để chuyển sang nội dung khác.
Một lần mình nửa đùa nửa thật với cô ấy: "Dạo này anh cảm thấy đầu hơi đau đau, hình như là có cái sừng đang nhú lên thì phải". Cậu biết vợ mình nói gì không? Cô ấy nói là: "Nếu có thật là vậy thì lỗi do anh thôi". Có phải vợ mình đã thừa nhận không? Sao vợ mình lại nói như thế?
- Thế cậu không biết vì sao vợ cậu lại nói thế?
- Mình thừa nhận mình không phải là một người chồng tốt hẳn. Tính mình hơi vô tâm, ham vui, ham bạn bè. Nhưng mình không vũ phu, không nghiện ngập hay gái gú. Nếu so với nhiều đàn ông khác, mình tự thấy mình không đến nỗi nào. Ít nhất không tệ đến mức để vợ phải tìm vui bên một người đàn ông khác.
Bạn tôi, thực ra giống rất nhiều đàn ông khác khi cho rằng chỉ cần mình không bê tha rượu chè, không cờ bạc, không gái gú, không đánh đập vợ là đã tốt lắm rồi. Chẳng phải tham lam, nhưng một người vợ cần nhiều hơn thế ở một người chồng.
Tôi có nhiều bạn, một số bạn cả trai lẫn gái có vấn đề trong hôn nhân. Tôi cũng quen biết nhiều người hạnh phúc không trọn vẹn. Đa số những người đàn ông mà tôi biết, khi họ ngoại tình, họ đều không nói là do vợ. Họ nói do họ yếu lòng, do họ ham vui, do họ nhất thời không biết trân trọng những gì mình đang có. Và đa số họ đều hối hận vì đã làm tổn thương người phụ nữ của đời mình.
Nhưng những người phụ nữ mà tôi biết, họ hầu hết đều không phải ngoại tình vì những lí do như đàn ông nêu trên, mà vì họ thất vọng về chồng, họ không được thấu hiểu, không được quan tâm. Họ ngoại tình và xác định được hậu quả, xác định sẵn sàng ra đi.
Có chị từng nói với tôi: "Không phải ông chồng nào ngoại tình cũng do vợ, nhưng 99% phụ nữ ngoại tình là do chồng". Tôi không biết suy nghĩ này đúng hay sai, có lẽ không hoàn toàn đúng, cũng không hoàn sai. Nhưng tôi thấy rõ rằng rất nhiều đàn ông có vợ đẹp con ngoan, gia đình hạnh phúc vẫn léng phéng ăn vụng khi có cơ hội. Nhưng rất ít phụ nữ yêu chồng, yêu con, gia đình viên mãn mà lại đi ngoại tình.
Vậy nên tôi nói với bạn tôi: Điều phụ nữ sợ nhất đôi khi không phải là chồng nghiện ngập, hay vũ phu đâu. Điều các bà vợ sợ nhất đôi khi chính là sự vô tâm của chồng, khi cậu không quan tâm vợ cần gì nghĩ gì, khi cậu phó mặc tất cả mọi việc lớn nhỏ lên đôi vai vợ chỉ vì cô ấy tự mình làm được hết, khi cậu luôn đặt bạn bè lên trên hết, còn vợ chỉ là thứ yếu, khi cậu quan tâm đến bạn bè, cậu tốt với cả thiên hạ, trừ vợ mình.
Sự vô tâm của cậu có thể sẽ không làm cô ấy uất hận như khi cậu gái gú bên ngoài, không làm cô ấy đau da thịt như khi bị đánh. Nhưng nó sẽ từ từ cho cô ấy cảm giác: Có cũng được mà không có cũng được. Thì có nghĩa là cậu đã đánh mất luôn vị trí của mình trong lòng cô ấy. Nỗi tổn thương trong lòng đã trở thành mãn tính, đến nỗi cô ấy còn chẳng thèm cáu bẳn, trách móc hay than phiền. Rồi một người đàn ông xuất hiện, cho cô ấy cảm giác được chăm chút, quan tâm. Cậu biết sau đó là gì rồi đấy…
Thật ra, tôi không phải là một nhà tâm lý. Vả lại lý do ngoại tình cũng chẳng ai giống ai. Cũng hoàn cảnh đó, nhưng mỗi người sẽ có cách ứng xử khác nhau, và lời khuyên nào cũng không thể đúng cho mọi trường hợp. Nhưng tôi nghĩ cậu ấy thay vì tìm bằng chứng để kết tội vợ, chi bằng hãy tự thay đổi mình trước xem sao. Cặp vợ chồng nào trước khi nguội lạnh cũng từng nồng cháy yêu nhau. Vậy mình hiện tại với mình của thời yêu nhau có phải đã có quá nhiều thay đổi?
Ai đó đã từng nói: Đàn ông ngoại tình rồi mới thấy trong lòng đổ vỡ, còn phụ nữ đổ vỡ trong lòng rồi mới đi ngoại tình. Có lẽ vì thế mà phụ nữ ngoại tình, hậu quả li tán thường cao hơn đàn ông. Không hẳn vì đàn ông thường không bao dung với lỗi lầm của vợ mà vì phụ nữ một khi đã ngoại tình là lòng họ thực sự đã muốn buông không níu giữ.
Theo Dân Trí
Đàn ông ngoại tình vì chán vợ?
Phụ nữ không muốn thừa nhận điều đó. Phụ nữ chỉ muốn hiểu rằng đó là do bản năng thèm của lạ của đàn ông. Nhưng trong một số trường hợp, bạn phải thừa nhận sự thật, đàn ông ngoại tình vì chính bạn.
">'Nếu em ngoại tình là lỗi do anh'
Đêm xuống, nhóm tình nguyện Đêm Sài Gòn lại đem quà đi phát tặng người nghèo. “Biệt đội” Đêm Sài Gòn
Trong những ngày giãn cách, TP.HCM như say ngủ. Chỉ mới 18h, cả những cung đường nhộn nhịp nhất của thành phố cũng lặng im. Chính vào lúc này, nhóm tình nguyện Đêm Sài Gòn lại “hội quân”, chuẩn bị chở quà đến hỗ trợ người vô gia cư đang chật vật cùng cái đói.
Trưởng nhóm Nguyễn Vương Trường Thành (27 tuổi, ngụ TP.HCM) cho biết, Đêm Sài Gòn thành lập từ tháng 6/2016. Ban đầu, mỗi tháng, nhóm tổ chức đi phát quà đêm 2 lần cho người vô gia cư.
Đối tượng nhóm thiện nguyện này nhắm đến để hỗ trợ là người vô gia cư, nghèo khó. “Nhưng khi dịch bệnh bùng phát, thành phố thực hiện việc giãn cách, nhóm nhận thấy người vô gia cư, người nghèo thật sự khó khăn. Nếu không có những chương trình thiện nguyện của cộng đồng, họ sẽ càng thêm thắt ngặt. Thế nên, nhóm quyết định đi tặng quà mỗi đêm”, Thành chia sẻ.
Quà của nhóm là những phần bánh mì tươi, sữa, bánh bông lan, chà bông… Thành nói, nhóm chọn tặng các loại thực phẩm trên thay vì phát cơm bởi chúng bảo quản được trong thời gian dài. Người vô gia cư có thể để dành, chống đói được lâu hơn so với cơm hộp.
Những người lao động bị thất nghiệp do dịch bệnh cũng được nhóm hỗ trợ. Trước khi dịch bệnh căng thẳng, mỗi lần đi phát quà, nhóm khoảng 20 tình nguyện viên tập hợp tại số 19 đường Hoa Cau, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Khoảng 20h, các thành viên chia nhau thành từng nhóm nhỏ, chở theo 1.000 phần quà, rong ruổi trên những tuyến đường có nhiều người vô gia cư để gửi tặng.
Thành nói, sau Chỉ thị 16, nhóm vẫn tiếp tục duy trì việc tặng quà. Tuy nhiên, nhóm đã hạn chế số lượng thành viên đi phát quà vào mỗi đêm. Thay vì gần 20 người như trước, bây giờ, nhóm chỉ cắt cử 4-5 thành viên đi phát.
Mỗi đêm, nhóm chia nhau chở 1.000 phần quà đi phát cho người cần. Các thành viên mỗi người đi mỗi quận, không tụ tập. Việc tặng quà cũng diễn ra trong thời gian ngắn, hạn chế tối đa việc tụ tập đông người. Thành chia sẻ: “Đêm 9/7 là đêm đầu tiên nhóm đi tặng quà sau Chỉ thị 16. Đường sá vắng vẻ, nhóm cũng ít gặp người vô gia cư hơn. Nhưng chính lúc này, nhóm thấy thương các cô chú ấy hơn”.
“Bởi họ chính thức thất nghiệp. Công việc mưu sinh thường ngày như: Bán vé số, nhặt ve chai, bán hàng rong, thậm chí ăn xin… đều bị ngưng hoạt động. Không có thu nhập, họ đã khổ giờ lại càng khổ hơn”, Thành chia sẻ thêm.
Các phần quà của nhóm là bánh mì, bánh ngọt, bánh bông lan… “Không để bà con đói”
Nam thanh niên kể rằng, mỗi đêm đi phát quà là những kỷ niệm, xúc cảm khác nhau. Đặc biệt, hình ảnh người vô gia cư ùa đến đứng đợi nhận quà khi thấy xe của nhóm từ phía xa luôn khiến Thành xúc động.
Khi nhận quà, nhiều người đã không cầm được nước mắt. Bởi sau Chỉ thị 16, họ không chỉ thất nghiệp và nhiều hội nhóm từ thiện cũng tạm ngưng hoạt động. Vì thế, người vô gia cư cũng không còn nhận được nhiều sự hỗ trợ như trước.
Thành viên Diệu Hiền tặng quà một cụ già trong đêm. Thế nên, khi nhận được quà, họ rất vui. Họ cảm nhận thấy mình không bị bỏ rơi. Thấu hiểu nỗi lo lắng ấy, Thành và các thành viên cố gắng vận động mạnh thường quân hỗ trợ để có thêm được những phần quà cho người cần.
Đến nay, ngoài việc chở quà đi phát mỗi đêm, nhóm đã thành lập được 6 điểm tặng quà cố định vào buổi sáng tại các địa chỉ: số 1032 Nguyễn Văn Quá (phường Đông Hưng Thuận, quận 12); 221 Thống Nhất (quận Tân Phú); 19 Hoa Cau (quận Phú Nhuận); 252 Lê Văn Khương (phường Thới An, quận 12); 110 đường 17 (phường Tân Kiểng, quận 7) và 361/19/20B Bình Đông, phường 15, quận 8.
Một thành viên khác của Đêm Sài Gòn hỗ trợ bà cụ nhặt ve chai. Tuy vậy, với khẩu hiệu “Quyết tâm không để bà con đói”, Đêm Sài Gòn vẫn chủ động thực hiện việc đem quà đến tận tay người cần. Mai Thị Diệu Hiền, thành viên của nhóm cho biết, nhóm chọn cách đi phát quà ban đêm vì ban ngày, người nghèo, vô gia cư đã được nhận sự hỗ trợ từ nhiều hội, nhóm thiện nguyện khác.
10/7 là đêm thứ 2, Hiền nhận quà đi phát cho người nghèo, vô gia cư sau Chỉ thị 16. Chuyến đi này, cô gái 29 tuổi cùng người bạn đồng hành rong ruổi qua quận 4, quận 7, quận 8. Đêm ấy, Hiền ghé thăm người đàn ông mang bệnh hiểm nghèo cô gặp từ đêm hôm trước.
Diệu Hiền lặng lẽ để lại phần quà cho người đàn ông hành nghề chạy xích lô thất nghiệp sau Chỉ thị 16. Hiền kể: “Anh ấy bị ung thư đại tràng. Trước giãn cách, anh dắt con đi bán vé số mưu sinh. Con anh đã 12 tuổi nhưng vẫn mù chữ. Bây giờ không được bán vé số, thất nghiệp, anh đành đi xin cơm ăn qua ngày”.
“Tôi đến tận nơi để xác minh thông tin, tặng quà, hỗ trợ tiền phòng trọ cho cha con anh. Lúc tôi gửi tiền, anh ấy khóc nhiều lắm. Anh xúc động vì nhận được sự giúp đỡ giữa lúc cuộc sống khó khăn nhất”, Hiền chia sẻ thêm.
Cụ già vô gia cư ấm lòng khi nhận được những phần bánh mì, sữa để chống đói. Suốt hành trình tặng quà cho người vô gia cư giữa đêm, cô gái và bạn đồng hành lặng lẽ di chuyển trên những tuyến đường liên quận. Đến đoạn đường Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM), Hiền nhìn thấy người đàn ông tóc đã nhuốm bạc, ngủ vùi trên chiếc xe xích lô cũ kỹ.
Cô gái không dám đánh thức người đàn ông có vẻ ngoài khắc khổ. Hiền nhẹ nhàng đặt lên chiếc xe phần quà rồi lặng lẽ rời đi. “Những người đã ngủ, tôi đi khẽ, đặt nhẹ phần quà bên cạnh rời đi. Người còn thức, tôi đến xin gửi quà và chào tạm biệt bằng cách chúc họ nhiều sức khỏe. Bây giờ chúng tôi chỉ biết chúc họ có sức khoẻ”, cô gái chia sẻ.
Nguyễn Sơn
Ảnh nhân vật cung cấp
Hot boy ăn chay mỗi ngày đi trao cơm cho người nghèo khó khăn
Hình ảnh chàng trai cao lớn, hai tay bưng hộp cơm trao cho từng người vô gia cư, cụ già bán vé số hay người nhặt ve chai... một cách cẩn thận và lễ phép khiến ai nhìn thấy cũng bất giác ấm lòng.
">Người vô gia cư Sài thành không bị bỏ rơi nhờ món quà trong đêm